Trốn nóng trên đỉnh Bà Đen
SDF, lực lượng đã tạo ra một khu vực bán tự trị ở đông bắc Syria trong suốt 14 năm nội chiến, đã đàm phán với chính quyền mới tại thủ đô Damascus, do các cựu lực lượng đối lập thành lập sau khi lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad vào ngày 8.12.2024, theo Reuters.Chỉ huy SDF Mazloum Abdi cho hay trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh Asharq News của Ả Rập Xê Út vào tuần trước rằng SDF sẵn sàng hợp nhất với Bộ Quốc phòng mới nhưng là "một khối quân sự" và không giải thể.Tuy nhiên, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Reuters hôm nay 19.1, Bộ trưởng Abu Qasra cho hay ông bác bỏ đề xuất nói trên của SDF, theo Reuters. "Chúng tôi nói rằng họ sẽ gia nhập Bộ Quốc phòng trong hệ thống phân cấp của Bộ Quốc phòng và được phân bổ theo cách quân sự...Nhưng để họ vẫn là một khối quân sự trong Bộ Quốc phòng, thì một khối như thế trong một tổ chức lớn là không hợp", ông Abu Qasra, được bổ nhiệm làm bộ trưởng quốc phòng vào ngày 21.12.2024, nhấn mạnh.Một trong những ưu tiên của Bộ trưởng Abu Qasra kể từ khi nhậm chức là đưa nhiều phe phái chống ông Assad vào một cấu trúc chỉ huy thống nhất. Tuy nhiên, việc làm như thế với SDF đã gặp thách thức. Mỹ xem SDF là đồng minh chủ chốt chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), nhưng nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ xem SDF là mối đe dọa an ninh quốc gia.Đơn vị Phòng vệ Nhân dân người Kurd Syria (YPG) chiếm phần lớn trong SDF. Trong khi đó, Ankara coi YPG là sự mở rộng của kẻ thù trong nước là đảng Công nhân người Kurd (PKK), vốn đã lãnh đạo cuộc nổi loạn kéo dài hàng thập niên chống lại nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.Bộ trưởng Abu Qasra cho hay ông đã gặp các nhà lãnh đạo của SDF nhưng cáo buộc họ "trì hoãn" các cuộc đàm phán về việc sáp nhập vào Bộ Quốc phòng Syria giống như các phe phái dân quân khác và nhấn mạnh việc sáp nhập này là "quyền của nhà nước Syria".Ông Abu Qasra được bổ nhiệm vào chính phủ chuyển tiếp khoảng hai tuần sau khi nhóm Hayat Tahrir al-Sham chỉ huy cuộc tấn công lật đổ ông Assad.Ông Abu Qasra cho biết thêm ông hy vọng sẽ hoàn tất quá trình sáp nhập nói trên, bao gồm bổ nhiệm một số nhân vật quân sự cấp cao, trước ngày 1.3, khi thời gian nắm quyền của chính phủ chuyển tiếp dự kiến kết thúc, theo Reuters.‘Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cần định hướng thành ĐH Khoa học sức khỏe’
Chương trình cũng bao gồm "Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân" để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của vận động thể chất đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống nhằm khuyến khích mọi người chơi thể thao.
Những phần mềm có AI giúp hoàn thiện hồ sơ xin việc
Sáng qua 18.3, đội tuyển U.22 VN đã có mặt tại Trung Quốc để chuẩn bị bước vào chinh chiến tại giải đấu giao hữu CFA Team China 2025.Sáng 19.3, đội đã có buổi tham quan sân Trung tâm Thể thao Olympic Diêm Thành - nơi sẽ diễn ra các trận đấu tại giải bóng đá U.22 quốc tế CFA Team China 2025. Do Ban tổ chức giải không sắp xếp cho các đội tập làm quen sân thi đấu để bảo dưỡng mặt cỏ, nên đây là hoạt động cần thiết nhằm giúp các cầu thủ có cảm quan trực quan hơn về địa điểm thi đấu.Do HLV Kim Sang-sik bận làm việc với đội tuyển quốc gia, nên đội tuyển U.22 được giao cho HLV Đinh Hồng Vinh dẫn dắt. Tại Trung Quốc, U.22 VN chạm trán với các đối thủ rất chất lượng: U.22 Trung Quốc, U.22 Hàn Quốc và U.22 Uzbekistan.Theo lịch thi đấu, U.22 VN đá trận ra quân gặp U.22 Hàn Quốc lúc 14 giờ 30 ngày 20.3. Vào 18 giờ 35 ngày 23.3, thầy trò HLV Đinh Hồng Vinh đối đầu U.22 Uzbekistan. Ở trận hạ màn diễn ra lúc 18 giờ 35 ngày 25.3, các chàng trai VN sẽ so tài với chủ nhà U.22 Trung Quốc.Các trận đấu tại CFA Team China 2025 không chỉ đơn thuần mang tính chất giao hữu, mà nằm trong kế hoạch dài hạn của Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), đã được xây dựng lộ trình từ sớm để U.22 VN có sự chuẩn bị tốt nhất cho vòng loại U.23 châu Á 2026 (tháng 9.2025) cũng như SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm."Tiếp nối đợt tập trung trong tháng 9.2024, U.22 VN đặt mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2025, đặc biệt là hướng đến vòng loại U.23 châu Á 2026 và SEA Games 33. Toàn đội đang nỗ lực để có sự kết dính tốt nhất, tạo nên một tập thể mạnh mẽ. Tôi đã làm việc với HLV trưởng Kim Sang-sik trong thời gian qua. Chúng tôi chú trọng việc duy trì triết lý xuyên suốt từ đội tuyển quốc gia xuống U.22 VN. Các giáo án, bài tập đã được ban huấn luyện thống nhất, đảm bảo sự đồng bộ giữa 2 đội tuyển", quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh nhấn mạnh.Ban đầu, thành phần U.22 VN có 26 cầu thủ được triệu tập. Tuy nhiên, tiền đạo Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nên U.22 VN sang Trung Quốc với 25 cầu thủ. Trong số này, 2 cầu thủ Việt kiều được trao cơ hội là Andrej Nguyễn An Khánh (trở về từ CH Czech) và Viktor Lê (đang khoác áo CLB Hà Tĩnh ở V-League). Nếu Andrej An Khánh từng được gọi dưới thời HLV tiền nhiệm Philippe Troussier thì đây mới là lần đầu tiên Viktor Lê xuất hiện trong màu áo đội tuyển. Đây là điều mà tiền vệ mang 2 dòng máu Việt - Nga rất chờ đợi, kể từ khi anh nhận quốc tịch VN vào tháng 1.2025.Andrej Nguyễn An Khánh sinh năm 2005, sẽ là cầu thủ trẻ đầy tiềm năng. Trong khi đó, Viktor Lê năm nay 22 tuổi (đúng độ tuổi dự SEA Games) là cái tên nhận được sự kỳ vọng lớn từ giới mộ điệu. Anh có lối đá kỹ thuật và tư duy chiến thuật tốt. Yếu tố chính giúp Viktor Lê lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik và các cộng sự là anh đã tạo được dấu ấn ở sân chơi bóng đá cao nhất VN. Tiền vệ Việt kiều là một trong những mắt xích quan trọng, góp phần giúp CLB Hà Tĩnh gây ấn tượng mạnh với chuỗi 13 trận bất bại suốt giai đoạn lượt đi của V-League mùa giải 2024 - 2025. Việc được cùng U.22 VN sang Trung Quốc "thử lửa" với các đối thủ mạnh là cơ hội để các cầu thủ Việt kiều nói chung và Viktor Lê nói riêng chứng minh năng lực, ghi điểm trước ban huấn luyện.Tuy nhiên, hạn chế của các cầu thủ Việt kiều là khả năng thích nghi. Chưa nói đến những khía cạnh khác như văn hóa, lối sinh hoạt…, yếu tố cần nhất để các cầu thủ Việt kiều có thể hòa nhập tốt chính là vốn tiếng Việt. Viktor Lê từng bày tỏ: "Hạn chế về ngôn ngữ là điểm mà tôi cần cải thiện nhiều. Thời gian qua, tôi cố gắng trò chuyện nhiều hơn với các đồng đội trong CLB và tìm giáo viên dạy tiếng Việt".
Chủ trì buổi họp về tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án chống ngập 10.000 tỉ diễn ra mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường đã chỉ đạo Sở Nội vụ khẩn trương rà soát, điều chỉnh nội dung (thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án…) theo đúng đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tham mưu, đề xuất, dự thảo quyết định, trình UBND TP trước 3.3.Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở Tài chính) được giao khẩn trương chủ trì, phối hợp với sở, ngành và các đơn vị liên quan xem xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra hồ sơ điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, hoàn thành trước 3.3. Đồng thời, phối hợp với Sở Nội vụ trình ban hành Quyết định kiện toàn nhân sự Tổ công tác dự án để làm cơ sở đàm phán, ký phụ lục hợp đồng BT và điều chỉnh phương thức thanh toán dự án; tham mưu, đề xuất UBND TP cùng thời điểm; khẩn trương thực hiện theo đúng kết luận chỉ đạo của nguyên Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi về đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, ký phụ lục hợp đồng BT và điều chỉnh phương thức thanh toán, trình trước 3.3.Phó chủ tịch Bùi Xuân Cường cũng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị kiểm tra giá trị đã thực hiện của dự án; tham mưu, đề xuất và dự thảo văn bản của UBND TP gửi Kiểm toán Nhà nước về đề nghị thực hiện kiểm toán giá trị hoàn thành của dự án, trình trước 5.3.Về thanh toán quỹ đất, lãnh đạo thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất tiếp tục đôn đốc các sở, ngành, đơn vị liên quan lập Quy hoạch chi tiết 1/500 các khu đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư và thuê đơn vị thẩm định giá các khu đất này, báo cáo kết quả cho UBND TP tại buổi họp giao ban định kỳ.Liên quan tới nội dung này, UBND Q.Bình Thạnh được giao xem xét đề xuất của nhà đầu tư, khẩn trương thực hiện các thủ tục điều chỉnh chỉ tiêu Quy hoạch lô đất số 762 Bình Quới, P.27, Q.Bình Thạnh theo đúng quy định; UBND Q.7 cập nhật Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 tại lô đất ký hiệu C8A, P.Tân Phú, Q.7; UBND TP.Thủ Đức khẩn trương tổ chức thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 tại lô đất số 232 Đỗ Xuân Hợp, TP.Thủ Đức.Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất chủ trương đầu tư các khu đất, hoàn thành trong tháng 3. Ngoài ra, các sở GTCC, Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan khẩn trương xem xét, đề xuất UBND TP về các nội dung đơn vị vận hành, định mức vận hành, bàn giao tài sản công trình... cũng trình trong tháng 3.Trước đó, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng đã có "tối hậu thư" yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan nhanh chóng hoàn thành dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng. Đồng thời, thành lập Hội đồng thẩm định cấp cơ sở và lập kế hoạch lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định; tham mưu, đề xuất UBND TP trước ngày 10.2.Sở Kế hoạch và Đầu tư còn được giao trách nhiệm chủ trì đàm phán, ký kết phụ lục hợp đồng BT, đề xuất UBND TP theo đúng quy định; rà soát, đề xuất đơn vị quản lý nguồn tiền ngân sách để thanh toán cho dự án, phấn đấu hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng trước ngày 31.12.Gần 9 năm vướng mắc, dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng đã "ngốn" rất nhiều văn bản khẩn, Nghị quyết đặc thù, "tối hậu thư", song, lời hứa về đích của công trình cấp bách này vẫn chưa được thực hiện dù đã đạt hơn 97% tiến độ thi công.
Thương cảm ngư dân nghèo 2 lần gặp nạn
Như đã đề cập, Honda Vision mới đang được Honda Việt Nam lắp ráp trong nước và bán ra 4 phiên bản gồm: tiêu chuẩn, cao cấp, đặc biệt và cá tính. Trong đó, bản tiêu chuẩn giá 30,23 triệu đồng. Bản Vision cao cấp và đặc biệt có giá lần lượt 31,89 - 33,27 triệu đồng. Ngoài ra, Honda còn bổ sung thêm phiên bản cá tính có giá 34,94 triệu đồng.